Tôi đã sở hữu Top 1 Ranking trên Etsy như thế nào? P3

Tôi đã sở hữu Top 1 Ranking trên Etsy như thế nào? P3
"Great things are done by a series of small things brought together"
– Vincent Van Gogh

Trong phần này, tôi và bạn tiếp tục điểm qua những yếu tố ảnh hưởng đến Ranking sản phẩm nhưng bị đánh giá thấp nhé.

5) Your Shop Policies

Như Mục 4 – About Section, thì Shop Policies đóng vai trò tương tự như vậy.

Nếu Cửa Hàng của bạn sở hữu Shop Policies rõ ràng minh bạch, điều này sẽ giúp khách hàng đỡ bị nhầm lẫn, giúp tăng trưởng hệ số chuyển đổi – Conversion Rates.

Bạn muốn khách hàng tin bạn, tuy nhiên, bạn cũng muốn bảo vệ mô hình kinh doanh của chính mình!

Thì Shop Policies chính là tấm khiên chắn, để dựa vào đó, bạn có thể dễ dàng xử lý các case disputes – điều mà thường xuyên phải đối mặt trong hành trình tham gia Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử.

ETSY muốn biết bạn xử lý refund, return như thế nào?

Hàng được Ship từ đâu? Hoa Kỳ hay Việt Nam?

Ví dụ điển hình như hàng hóa được vận chuyển từ Việt Nam. Tuy nhiên bạn lại khiến khách hàng hiểu nhầm là hàng hóa được chuyển đi từ Hoa Kỳ.

Việc bạn khiến khách hàng có sự nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ của món hàng mà họ đang quan tâm sẽ khiến ETSY không đánh giá cao Cửa Hàng của bạn

Thì tuổi thọ của tài khoản ETSY sẽ tỉ lệ nghịch với mức độ bạn khiến khách hàng hiểu lầm. 

Hãy minh bạch và trung thực!

6) Your FAQ

Hãy suy nghĩ những câu hỏi mà khách hàng muốn hỏi!

Đặt bạn vào vị trí của người mua hàng

Bạn nên nói về Shipping, Return, Exchang, Processing Time…

Vì đây là những vấn đề khách hàng quan tâm nhất.

Nếu thị trường chính của bạn là Hoa Kỳ, hãy dành riêng cho họ một vị trí quan trọng – Tracked US Shipping.

Tất nhiên bạn cũng không quên những vị khách đến từ khắp nơi trên thế giới như Anh, Đức, Pháp...

Tập hợp họ thành một quần thể xác định – International Tracked Shipping.

Lấy ví dụ nhé:

The shipping method we use is UPS with online delivery confirmation (for US customers) and International Tracked Shipping (for the rest of the world customers).

Processing Time

Orders are usually processed same working day if placed before 2 pm. Otherwise, please note that we require 1 to 2 working days on average to fulfill your order before dispatching it.

Shipping Time

  • UPS Tracked Shipping: 2-4 working days 
  • International Tracked Shipping: 5-7 working days

7) Your Listing Quality Score

Phần này cực kỳ quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất!

Bởi vì

Yếu tố quyết định điểm số của mỗi listing đều xoay quanh từ khóa Keywords, đặc biệt là Long-Tail Keywords.

Long-Tail Keywords

Bạn phải tìm được chúng, vì chính Long-Tail Keywords sẽ giúp bạn gãi đúng "chỗ ngứa" của khách hàng hơn so với Short-Tail Keywords.

Và vị trí của chúng sẽ được hiển thị ở Title, Tags và Description

Từ đó, Listing của bạn sẽ có nhiều traffic hơn, Ranking cao hơn và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.

Tại sao chúng ta lại đi tìm Long-Tail Keywords? Để làm gì vậy nhỉ?

Ví dụ nhé:

Ngách bán hàng chính của thương hiệu mà tôi đang xây dựng là những người thích nuôi chó (ví dụ thôi nhé), cụ thể hơn sản phẩm là Doormat, và cho phép khách hàng cá nhân hóa.

Bạn thử nghĩ xem, với Short-Tail Keyword là "Dog Doormat", bạn có hình dung bạn sẽ phải chiến đấu với bao nhiêu đối thủ sừng sỏ cũng đang chọn Keyword này để tối ưu?

Keyword này có phạm vi quá rộng!

Store bạn có tối ưu SEO bằng người ta không? Không

Bạn có tự tin là bạn có kinh nghiệm bán hàng hơn họ không? Có lẽ không

Chuỗi bán hàng của bạn có tối ưu chi phí vận chuyển bằng họ không? Tôi nghĩ là không

Việc bạn làm giống như cái cách anh chàng Đôn Ki Hô Tê ở xứ sở Hoa Tulip chiến đấu với Cối Xay Gió vậy.

Vô nghĩa trong vô vọng.

Bạn phải chọn lối đi đường mòn, cách đánh du kích của người Việt Nam, nếu muốn tồn tại trong thị trường khắc nghiệt này.

Tìm ra tất cả những Long-Tail Keywords liên quan!

Và phép màu sẽ xảy ra. Bạn hiểu ý tôi chứ?

Nếu là tôi, tôi sẽ chọn những Long-tail Keywords như sau…

"Cute Lab Dog Peeking Doormat"

Vì sao tôi chọn Peeking? Vì “peek a boo” là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng bởi những người nuôi chó!

Và những khách hàng này sẽ là những con mồi mà chúng ta cần nhắm tới bởi vì đơn giản họ thực hiểu họ đang muốn gì và họ sẵn sàng mua hàng, hay còn gọi là “Potential Buyers”

Tất nhiên thiết kế của bạn cũng sẽ có hơi hướng liên quan tới thuật ngữ "Peek A Boo", để duy trì sự nhất quán, từ đó bạn sẽ tìm đúng người có nhu cầu.

Tiếp tục nhé.

"Perfect Gift for Dog Owner"

Ai nuôi chó mà lại không thích nhận một sản phẩm chỉ dành riêng cho thú cưng của mình cơ chứ.

Điều quan trọng nhất là bạn cho ETSY thấy, bạn hiểu khách hàng của mình như thế nào?

Bạn không phải là 1 phần trong số đông những người đang chiến đấu với  keyword rất rộng như "Dog DoorMat" ngoài kia.

Từ đó, Listing của bạn sẽ được ETSY đánh giá cao, Cửa Hàng của bạn sẽ được xếp hạng cao ở các trang tìm kiếm, dẫn đến khả năng chuyển đổi sẽ tăng rất nhiều lần.

Thế đấy, tôi đã cho bạn cách để câu cá. Việc còn lại là bạn phải tự mình đi tìm mồi câu, cần câu và thực chiến!

Tôi sẽ gợi ý thêm một vài đặc tính giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm ra những Long-Tail Keywords tiềm năng.

  • Color (shades, tones, colors) 
  • Purpose
  • Style
  • Design
  • Size
  • Weight
  • Material
  • Pricing
  • Event
  • Country/Region of dispatch or origin - Features
  • Benefits
  • Name
  • Seasonality
  • Quality
  • Verification (Organic, Certified...etc) - Smell
  • Feel
  • Taste
  • Quantity
  • Ingredients
  • Shape

Để tôi giải thích kỹ hơn nhé.

  • "Personalized Funny Door Mat" – Feature Target
  • "Pet Owner Door Mat" – Purpose Target
  • "Housewarming Dog Lover’s Gift" – Feature Target

....

Bạn có thể đào sâu thêm vào thị trường ngách, từ đó tự tìm ra những Long-tail Keywords mà khách hàng hay sử dụng.

Lời Khuyên

  • Đừng lặp lại Keywords ở Tags Section, sử dụng 13 Tags khác nhau
  • Keywords đặt Title của sản phẩm phải liên quan tới Tags sử dụng
  • Chỉ sử dụng Long-tail keywords cho tới khi bạn đạt được mức sales ổn định. Như tôi đã đề cập, khách hàng sử dụng Long-tail keywords là những người có khả năng mua hàng cao nhất
  • Sử dụng Keywords chính ở đầu Title, những gì tốt nhất phải được nêu ra trước
  • Điền tất cả thông tin cần thiết như Material, Attributes, Categories…

Photos

Bạn được phép Upload 10 tấm hình cho mỗi Listing. Theo quan điểm của tôi, Thumbnail là nhân tố quyết định và quan trọng nhất tới cảm xúc của khách hàng.

Thumbnail được xem như tấm bảng hiệu ở mỗi gian hàng.

Và chúng là "mồi nhử" ở tất cả các loại hình phễu bán hàng.

Số lượng khách hàng nhận diện được thương hiệu thông qua Thumbnail – Awareness, thì khả năng chốt Sale (Action) của bạn càng cao

Nếu chúng được trang trí bắt mắt, rõ ràng, và đặc biệt là diễn đạt được thứ khách hàng mong muốn.

Tôi đảm bảo với bạn, lưu lượng truy cập của gian hàng ấy, sẽ được tăng lên rất nhiều lần.

Vậy thì làm thế nào để Thumbnail của bạn nổi bật hơn với hàng tá đối thủ cạnh tranh khác?

Be Creative – Hãy sáng tạo!

Lời Khuyên

Hãy chèn những biểu tượng Trust Badges vào!

  • Nếu bạn bán Tshirt - POD, hãy cho họ thấy những chiếc áo này "Ship from the United States". Đồng nghĩa với việc, thời gian kể từ lúc khách hàng mua hàng tới lúc nhận sản phẩm chỉ gói gọn trong vài ngày làm việc!
  • Bạn có sử dụng chiến thuật Free-Shipping như tôi đã đề cập không? Nếu có, thì ngại gì việc bạn cho khách hàng thấy được sản phẩm này họ không phải trả phí vận chuyển?
  • Cho họ thấy những đặc tính tốt nhất ở Sản Phẩm của bạn!
  • Thể hiện rằng bạn là một Cửa Hàng lâu đời, nghiêm túc, đã có nhiều đánh giá tốt.

v.v

Bạn đừng đánh giá thấp hình ảnh của sản phẩm, có một cuộc khảo sát có tới 90% khách hàng từ ETSY nói rằng, họ đánh giá cao những Cửa Hàng chỉn chủ về mặt hình ảnh, từ đó ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ.

Lời Khuyên

  • Một tấm hình cho thấy góc chụp xem rõ ràng kích thước của sản phẩm như thế nào
  • Một tấm hình cho thấy được sự tương tác với người sử dụng sản phẩm
  • Một tấm hình có góc chụp cận cảnh
  • Một tấm hình cho thấy sản phẩm đóng gói như thế nào (cực kỳ quan trọng)
  • Hãy ghép một tấm hình review của khách hàng, giúp phần nào tăng độ tin cậy của thương hiệu
  • Hãy chèn thêm short videos, điều này giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm như thế nào khi họ nhìn thực tế.

v.v

Variations

Tôi sẽ chỉ các bạn một mẹo vặt cực kỳ hiệu quả, nó sẽ giúp khách hàng CLICK vào Listing của bạn thay vì người khác.

Quay lại ngách bán hàng cho "Những Người Yêu Thích Chó" với sản phẩm chủ đạo là DoorMat.

Sau một thời gian chinh chiến ở ETSY, tôi nhận ra conversion rates của Cửa Hàng ETSY tôi không còn tốt nữa ( Ví dụ nhé )

Tôi bắt buộc phải thay đổi!

Tôi thường check xem.

Đối thủ tôi đang làm gì? Họ lên những Listing nào? Ranking của Listing họ như thế nào?

Và tôi phát hiện ra rằng.

Đôi khi họ điều chỉnh giá bán thấp hơn so với những đối thủ khác

Thỉnh thoảng họ "Offer a Bundle", nghĩa là cung cấp cho khách những giải pháp mua kèm giá rẻ.

Thậm chí họ "Offer a Free Item",  kiểu như chiến thuật "Mua 1 tặng 1" vậy.

Như các bạn đã biết, chỉ số cốt lõi của kinh doanh thương mại điện tử là "Chỉ số khách hàng quay lại mua hàng" - Returning Customer Rate

Chỉ số này thể hiện chất lượng của một Cửa Hàng thương mại điện tử bất kỳ nào, cả về mặt doanh thu lẫn sự hài lòng của khách hàng.

Nhưng với ETSY, hơn thế nữa, họ cho phép những người bán lẻ tiếp cận với lượng khách mới hàng ngày, hàng giờ.

Và đây là mẹo vặt của tôi, giúp bạn “tranh đấu” vị trí Ranking với những đối thủ sừng sỏ khác

  • Hãy tạo Variation cho Listing của sản phẩm mà bạn mong muốn với mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Điển hình giá của bạn là $8.24, còn sản phẩm của đối thủ sẽ có giá $14.99
  • Nhưng sự thật, $8.24 là mức giá dành cho mỗi T-shirt chính là Variation - Baby Bodysuit Long Sleeve, size áo cho trẻ em. Còn với những loại và size áo khác, mức giá sẽ tăng lên.

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Khách hàng bị thu hút bởi mức giá thấp, và thế là bạn sẽ có lưu lượng truy cập ở đầu phễu tăng hơn rất nhiều lần!

Từ đó, tỉ lệ chuyển đổi cũng sẽ tăng, Ranking của bạn được ETSY đánh giá cao, tạo ra doanh thu tăng trưởng.

8) Product Description

Bạn có hay để ý một điều như thế này không?

Bạn thường Spy đối thủ trong ngách bán hàng, và phát hiện ra rằng đa phần Description của họ chỉ toàn nói về Size Chart, hay là How to Order.

Hình ảnh dưới đây là một ví dụ

Đây là những gì mà Google nhận dạng và hiển thị khi bạn tìm kiếm.

Chúng ta cần phải bán đi giá trị, giải pháp mà khách hàng cần, không phải những dòng mô tả vô hồn ấy!

Bạn nên viết như thế này! ( Tôi lấy ví dụ Listing khác nhé )

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Vậy thì làm sao để viết được một Description có thể khiến khách hàng chuyển đổi mua hàng?

Trước tiên bạn phải có tư duy phản biện và tự đặt cho mình vài câu hỏi như sau.

  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Vấn đề của họ là gì? Giải quyết chúng như thế nào?
  • Sản phẩm của bạn giúp họ thay đổi ra sao? Giải quyết vấn đề của họ có triệt để không?
  • Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn phải nói lên "ngôn ngữ của họ", dùng những từ ngữ họ thường hay sử dụng.

Quay lại với chủ đề bán Doormat, dành cho những người yêu chó…

Tôi sẽ chọn viết bài Description xoay quanh cụm từ "Peek a Boo"

Vì sao?

  • Vì chủ đề này sẽ cho bạn một khoảng không gian đủ để gây ấn tượng với khách hàng
  • Như tôi đã đề cập, người nuôi chó, yêu chó nào mà không biết tới cụm từ "peek a boo" cơ chứ
  • Cụm từ này, được khách hàng mục tiêu sử dụng thường xuyên, search thường xuyên. Vậy nên khả năng store bạn sẽ được tối ưu SEO rất cao, và ảnh hưởng tới vị trí Ranking của Listing.

Tóm lại

Trước tiên tôi xin cảm ơn các bạn đọc, đã dành chút thời gian quý báu của mình, cùng nghe tôi kể lại hành trình chỉ ra những chi tiết nhỏ thường bị bỏ qua, có ảnh hưởng trực tiếp tới Ranking.

Thật ra tôi nghĩ. Mẹo vặt, mẹo hay? Có chứ. Tất cả đều chính thống và được sử dụng một cách khôn khéo, hợp lý.

Tôi tin rằng, những tay thợ săn non tay nghề, họ chưa săn được con mồi nào không phải vì họ thiếu tài năng đâu. Mà là vì có thể họ thiếu người đồng hành!

Những thông tin trên đây chỉ là 1 phần nhỏ trong số rất nhiều những bài học mà tôi đã đúc kết suốt thời gian qua. 

Dành cho những ai mới biết đến thị trường này, nếu các bạn thật sự cảm thấy bài viết trên hữu ích và muốn được lĩnh hội thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa. Đừng quên theo dõi blog của tôi để nhận thêm nhiều bài học nâng cao giúp bạn cán mốc 50 sales/ngày.

Và thật vui, nếu bạn có thể lan toả Website Blog của tôi tới cộng đồng, còn về phần tôi, xin phép được ở ẩn MXH một thời gian.

Tất nhiên, tôi sẽ vẫn liên tục viết.

Xin chân thành cảm ơn.